Dinh dưỡng là ngành học có nhu cầu xã hội cao, đang thiếu nguồn nhân lực trầm trọng. Hiện nay ở Việt Nam, chỉ có 0,3% nhân lực làm việc trong ngành Dinh dưỡng của cả nước có trình độ đại học. Chính vì thế Cử nhân dinh dưỡng được đào tạo hệ Cao đẳng tại các Trường Y Dược trong hệ thống đào tạo nước ta là yêu cầu xã hội cần thực hiện sớm.
Lựa chọn công việc và ngành học cho tương lai, không chỉ xác định ngành học đó học được những gì ? Được đào tạo và giảng dạy ở đâu? Mà trên thực tế, trong quá trình xác định ngành học của mình, các sĩ tử cũng như phụ huynh đều dành sự quan tâm nhiều nhất tới vấn đề việc làm sau khi tốt nghiệp của ngành học đó. Dinh dưỡng có thể là một ngành học thú vị, thích hợp cho những đam mê muốn chăm sóc và bảo vệ sức khỏe mọi người từ những bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, Dinh dưỡng có thực sự là ngành học có sức “hút” về cơ hội việc làm hay không?
Nhu cầu của xã hội về việc được cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng, tư vấn,… đang ngày càng gia tăng và ngành Dinh dưỡng chính là một ngành học đang sở hữu nhiều triển vọng về việc làm trong những năm gần đây. Bởi trước đây, các chuyên gia dinh dưỡng thường xuất thân là bác sĩ, điều dưỡng hoặc một người làm trong lĩnh vực y tế công cộng, và họ chưa thực sự được đào tạo chuyên sâu và bài bản về dinh dưỡng. Cụ thể, gần 1/2 số bệnh viện tuyến tỉnh không có Khoa Dinh dưỡng; Hơn 3/5 Khoa Dinh dưỡng không có cán bộ trình độ đại học (Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, 2018).
Tuy nhiên, ngành Dinh dưỡng đang ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng của mình trong hệ thống chăm sóc y tế nước nhà và các chuyên gia dinh dưỡng chỉ được công nhận và được làm việc khi có học thuật chuyên sâu, được đào tạo một cách bài bản và chuyên nghiệp. Theo Thông tư 18/2020/TT-BYT của Bộ Y tế công bố ngày 12 tháng 11 năm 2020 quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện thì bệnh viện có quy mô từ 100 giường bệnh trở lên phải thành lập Khoa Dinh dưỡng và mỗi 100 giường bệnh phải có tối thiểu 1 cán bộ làm chuyên môn về dinh dưỡng. Đồng thời người làm chuyên môn về dinh dưỡng điều trị phải là một trong hai đối tượng sau: 1. Bác sĩ đa khoa/y khoa có chứng chỉ 6 tháng trở lên về dinh dưỡng lâm sàng, 2. Dinh dưỡng viên.
Dinh dưỡng là một ngành học mở ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường. Theo đó, những địa điểm có hoạt động về dinh dưỡng là những nơi bạn hoàn toàn có thể làm việc:
– Các bệnh viện từ Trung ương đến địa phương;
– Các trường đại học y, Bộ Y tế, các sở y tế;
– Các cơ sở giáo dục, trường học;
– Các viện nghiên cứu dinh dưỡng và khoa học thực phẩm;
– Các trung tâm y tế dự phòng, chi cục ATVSTP;
– Các cơ sở chế biến thực phẩm và dinh dưỡng, thực phẩm chức năng;
– Các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế hoạt động về lĩnh vực YTCC, YHDP…
Sinh viên theo học ngành Cử nhân Dinh dưỡng sẽ được trang bị mọi kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết, những môn học từ cơ sở đến chuyên ngành dinh dưỡng; tạo cơ sở và nền tảng vững chắc cho việc vận dụng để tham gia các nghề nghiệp cụ thể sau khi ra trường.
Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân Dinh dưỡng có khả năng lập kế hoạch, thực hiện và giám sát triển khai các hoạt động dinh dưỡng điều trị trong bệnh viện, dinh dưỡng cộng đồng, an toàn thực phẩm, tham gia các hoạt động nghiên cứu và đào tạo dinh dưỡng ở mức độ cơ bản, góp phần thực hiện các chiến lược quốc gia về dinh dưỡng ở hiện tại và tương lai.
Một cơ sở uy tín và dẫn đầu về đào tạo mã ngành Cử nhân Dinh dưỡng, là một lựa chọn thích hợp đối với các sĩ tử yêu thích ngành dinh dưỡng và mong muốn tiến xa hơn trong xu hướng xã hội hóa, toàn cầu hóa.
Nguồn: KDNB