Hotline: 0931 643 075      Email: ttvietnammedia@gmail.com

spot_img

Quảng Ngãi đầu tư cho thể thao thành tích cao

XEM NHIỀU NHẤT

spot_img

CÙNG CHUYÊN MỤC

Theo quy hoạch phát triển thể dục thể thao tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025, các môn thể thao thành tích cao, hằng năm phấn đấu đào tạo 250 vận động viên năng khiếu, 85 vận động viên trẻ và 88 vận động viên đội tuyển, từng bước cải thiện, nâng cao thành tích ở các giải đấu tham dự…

Boxing – thế mạnh của thể thao Quảng Ngãi

Để đạt được mục tiêu đề ra, Thể thao Quảng Ngãi sẽ tập trung đầu tư, phát triển 3 nhóm môn thể thao, gồm: những môn thể thao trọng điểm trong đó có các môn võ thuật và điền kinh – vốn được coi là có thế mạnh của tỉnh. Cùng với đó là những môn có nền tảng phong trào phát triển mạnh như cầu lông, bóng bàn, bơi lội và những môn thể thao dân tộc, các môn thể thao giải trí. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh cũng đang xúc tiến Đề án xây dựng Câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp, giai đoạn 2022-2025. Trước mắt, tập trung đầu tư cho tuyến U13, U15, tạo điều kiện cho đội trẻ Quảng Ngãi thi đấu tại giải Bóng đá hạng Nhì quốc gia, từng bước nâng cấp và hoàn thiện cơ sở vật chất, sửa chữa sân vận động Quảng Ngãi và có chính sách thu hút tài năng…

Trong những năm qua, các vận động viên của tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được một số thành tích tại các giải đấu trong nước và quốc tế, đóng góp nhiều vận động viên tham gia vào các đội tuyển quốc gia. Hằng năm, tỉnh đã cử gần 500 lượt vận động viên tham gia thi đấu các giải thể thao khu vực, quốc gia và quốc tế. Quảng Ngãi có thế mạnh ở các môn võ thuật như: boxing, wushu, võ cổ truyền, vovinam… Ngoài ra, các vận động viên điền kinh cũng có đóng góp đáng kể vào thành tích thể thao tỉnh nhà và nằm trong tốp 10 đội mạnh ở các giải quốc gia.

Tuy vậy, việc phát triển thể thao thành tích cao ở Quảng Ngãi vẫn còn nhiều khó khăn phải đối mặt và chưa theo kịp mặt bằng phát triển chung của cả nước. Đặc biệt, thể thao Quảng Ngãi thiếu huấn luyện viên đủ kinh nghiệm và đẳng cấp ở các môn thể thao trọng điểm như điền kinh, bơi lội, bóng đá… Đáng tiếc nhất là sự cố tại giải hạng Nhất quốc gia 2019, Ban huấn luyện và cầu thủ đội Quảng Ngãi đã bỏ dở trận đấu để phản đối quyết định của trọng tài, phải nhận án kỷ luật và xuống thi đấu ở giải hạng Nhì khi mùa bóng chưa kết thúc dẫn đến việc đội bóng bị giải thể và đến bây giờ vẫn chưa thể gượng dậy.  

Trên thực tế, công tác xã hội hóa hoạt động thể dục thể thao ở Quảng Ngãi chưa phát triển mạnh, khả năng kêu gọi và thu được các nguồn tài trợ còn hạn chế nên việc đầu tư cho thể thao thành tích cao chủ yếu vẫn phải dựa vào nguồn ngân sách địa phương. Cơ sở vật chất phục vụ cho thi đấu, tập luyện thể thao chưa được đầu tư đúng mức. Quảng Ngãi hiện có một sân vận động cấp tỉnh, nhà thi đấu đa năng và trung tâm tập luyện các môn võ, nhưng đều đã xuống cấp, không đáp ứng được tiêu chuẩn huấn luyện, thi đấu đỉnh cao. Toàn tỉnh hiện có 4 Liên đoàn thể thao gồm: cầu lông, bóng đá, quần vợt, võ thuật; mỗi huyện có từ 5-10 câu lạc bộ thể thao hoạt động tương đối hiệu quả, riêng thành phố Quảng Ngãi có trên 20 câu lạc bộ.

Theo Kế hoạch phát triển Thể dục thể thao tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025, đối với các môn thể thao thành tích cao, hằng năm, phấn đấu đào tạo 250 vận động viên năng khiếu, 85 vận độngv iên trẻ và 88 vận động viên đội tuyển. Chú trọng vào công tác đào tạo, tuyển chọn, thu hút  tài năng thể thao thông qua các giải đấu, hội thi thể dục thể thao ở các cấp cơ sở. Tuy còn nhiều thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí… song Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao tỉnh đã nỗ lực khắc phục, bồi dưỡng, đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao phù hợp với điều kiện của địa phương. 

Hy vọng với sự quan tâm đầu tư của tỉnh và quyết tâm của ngành Thể dục thể thao, thể thao thành tích cao tỉnh Quảng Ngãi sẽ gặt hái nhiều thành tích trong thời gian tới.

Huỳnh Sơn Tịnh

Nguồn: thethaovietnamplus.vn

spot_imgspot_img
spot_img

MỚI NHẤT

spot_img